Trở về tuổi thơ qua những trò chơi dân gian quen thuộc

Mỗi khi nhắc về tuổi thơ, người ta liền nghĩ ngay đến những trò chơi dân gian mà mình cùng bạn bè trang lứa đã cùng tham gia. Với sự nhiệt tình và sáng tạo vô biên của tuổi trẻ, những trò chơi đã ra đời và để lại biết bao ấn tượng khó quên về một thời “tuổi thơ dữ dội” đã đi qua. Tuổi thơ của mỗi người là nơi neo đậu những dấu ấn, những kỷ niệm gắn bó với những trò chơi dân gian khó quên. Cùng trở về “tuổi thơ dữ dội” qua những trò chơi thuở xưa...



1 - Rồng rắn lên mây
Rồng rắn lên mây là một trong những trò chơi dân gian khá phổ biến dành cho độ tuổi thiếu nhi trong các làng quê Việt Nam ngày trước. Đây là một trò chơi gắn với bài đồng dao, yêu cầu người chơi phải nhanh nhẹn, khéo léo, đoàn kết, ý thức kỷ luật và khả năng ứng đối nhanh nhạy, nhất là đối với người dẫn đầu đoàn rồng rắn. Ngày trước, vào những đêm trăng thanh, các em thiếu nhi thường rủ nhau tập trung tại sân đình làng để tổ chức trò chơi Rồng rắn lên mây.
2 - Chơi bắn bi
Bắn bi luôn là trò cuốn hút tất cả con trai khi còn thơ bé. Trò chơi giúp vận động, quan sát tốt với chiến lợi phẩm là những viên bi vừa bắn trúng của đối phương. Những viên bi ve tròn, nhiều màu sắc khiến nhiều bé trai mê tít. Nhiều bạn còn có hẳn một bộ sưu tập. Khả năng nhắm chính xác mục tiêu với những cự li khác nhau mang đến cho những bé trai giờ phút vui chơi hết sức vui vẻ.
4 - Chơi chọi gụ (con quay)
Chơi chọi gụ, là một trò chơi dân gian phổ biến ở hầu hết các sắc tộc của Việt nam. Đây là trò chơi ngoài trời chủ yếu dành cho các bé trai nhưng cũng còn được thanh niên và những người già chơi, nó có thể có những tên gọi khác tùy theo sắc tộc. Trên những nền đất bằng phẳng ngày xưa, các bạn có thể bắt gặp những đứa trẻ túm năm tụm ba, say mê theo các vòng xoáy của những con gụ (hay con quay, cù).
5 - Nhảy dây


Nhảy dây là một trò chơi dân gian vô cùng quen thuộc, đặc biệt là ở những vùng quê, vùng nông thôn ở Việt Nam. Trò chơi nhảy dây cũng vô cùng đơn giản, chỉ cần một sợi dây là mọi người có thể tham gia. Một trong những đặc trưng riêng biệt của các trò chơi dân gian đó chính là tính cộng đồng cao. Bởi vậy mà bất kể trò chơi dân gian nào cũng đòi hỏi sự tham gia của cả tập thể, nó giúp gắn kết quan hệ giữa người với người trong một cộng đồng.
6 - Chơi ô ăn quan
Một trò chơi cũng rất phổ biến trong thế hệ 8x ngày xưa là trò ô ăn quan. Nhiều người thuộc thế hệ 8x nay đã lập gia đình, có con vẫn không thể quên được cảm giác sung sướng khi thắng cuộc và được "đập ăn tất".
7 - Chọi cỏ gà
Ngoài hình ảnh thanh bình của vùng quê, cứ mỗi buổi chiều nhìn ra những bờ đê ngoài đồng lại nghe thấy âm thanh vang động của đám trẻ con chúng tôi, ríu rít trong bộ đồ áo trắng quần xanh dương, trên tay cầm một nắm cỏ mà mỗi cọng cỏ được gọi là một con gà, chi với một cọng cỏ như thế thôi mà đã trở thành một phần kí ức đẹp của trẻ con vùng quê chúng tôi, kí ức về một cuộc chiến mang tên chọi cỏ gà.
8 - Chơi đánh khăng
Đánh khăng là một trò chơi của trẻ nhỏ. Hai bên đứng đối diện nhau. Một người cầm hai đoạn tre, một ngắn một dài. Đào một hố nhỏ, dài dưới đất, đặt đoạn tre ngắn lên miệng hố, lấy thanh tre dài hất đoạn tre ngắn lên cao đánh thật mạnh văng ra xa. Nếu người đứng đối diện bắt được thanh tre, người đó sẽ được vào chơi thay.
9 - Kéo mo cau
Vào mùa mo cau rụng, trẻ con vùng quê tha hồ lấy mo cau làm xe kéo. Các bé chỉ cần tước bỏ các lá cau khô quanh sống cau và lấy sống đó làm tay nắm. Chiếc mo sẽ là ghế ngồi cho một hay nhiều bé ngồi lên. Bạn kéo sẽ là người dùng sức kéo chiếc mo cau về phía trước.
10- Trồng nụ, trồng hoa
Trồng nụ trồng hoa. Nhảy cho cao lên nhé, chạm vào là thua đấy.
11-Trốn tìm:
Dù ở thành thị hay thôn quê, chắc chắn trẻ em đều chơi qua trò này. Một người sẽ bịt mắt, vừa đứng xoay mặt vào cột vừa đếm đến một con số đã thỏa thuận trước. Người trốn sẽ đi tìm nơi nào kín đáo trốn vào. Sau khi đếm xong, người đếm sẽ đi tìm cho được người trốn đồng thời giữ vị trí cột mình đứng sao cho người trốn không chạy ra vỗ tay vào cột. Nếu như vậy, người đếm phải đếm lại vòng khác.



12-Banh đũa
Một nắm đũa, vài quả banh lông và tụi bạn là có thể chơi trò ấy rồi. Mỗi người ném trái banh lên cao và cầm đũa xoay 2 vòng, banh nảy lên thì người đó phải chộp được. Tiếp đến chộp 2, 3 đũa. Ai chộp được nhiều đũa nhất thì sẽ thắng. Nhưng tùy vùng miền mà quy luật có thể khác nhau.



13-Kéo co
Các bé được chia thành hai đội có số lượng bằng nhau. Hai bé đầu hàng mỗi bên sẽ nắm tay hoặc nắm dây nối dài cho các bé phía sau. Các bé phía sau nắm eo bạn phía trước hoặc nắm dây và dùng sức kéo ngược về phía mình. Đội nào bị kéo sang bên kia của vạch mức kẻ giữa hai đội sẽ thua. Đề cao tinh thần đồng đội, kéo co xứng đáng cho vị trí số một về tinh thần đoàn kết


14-Tập tầm vong
Cách chơi là hai nguời chơi ngồi đối mặt nhau, vừa hát vừa theo nhịp đập lòng bàn tay vào nhau: hoặc đập thẳng, hoặc đập chéo, hoặc một cao một hạ thấp, hoặc kết hợp nhiều cách khác nhau. Hai người sẽ cùng hát bài Tập tầm vông khi chơi với nhau.


15-Oẳn tù tì
Cả người lớn bây giờ đôi khi vẫn quyết định chuyện gì đấy bằng cách sử dụng trò chơi đáng yêu này. Người chơi giấu tay ra sau, tất cả cùng hô "Oẳn tù tì ra cái gì ra cái này", khi đó, người chơi đồng loạt xòe tay ra trước mặt với lựa chọn nấm đấm, hai ngón tay trỏ và giữa hoặc xóe cả 5 ngón tay. Qui luật là nấm đấm tức Búa sẽ thắng Kéo, Kéo thắng Bao và Bao thắng Búa.



16-Nhảy cò cò
Người chơi chọn một viên gạch, đá thảy vào ô đầu tiên, không cho chạm vào nét kẻ hoặc ra ngoài, nhảy đi qua khắp các ô, bỏ qua ô có gạch. Người chơi nhảy một chân vào ô đơn và giữ thăng bằng để bật đi tiếp. Không dừng lại quá lâu, tới hai ô sát nhau nhảy dang hai chân đứng trong hai ô. Vòng về đứng ở ô gần ô có gạch nhất, cúi lấy tay lượm gạch, nhảy ra khỏi vòng và nhảy mức tiếp theo. Khi đang di chuyển mà mắc lỗi phạm quy, người chơi phải dừng lại, để gạch nằm lại trong ô ở mức vừa hoàn tất. Hồi tiểu học, bạn có chơi trò này không?


17-Chi chi chành chành
Một bé ngồi xoè bàn tay ra, các bạn đứng xung quanh và cùng đặt 1 ngón trỏ vào lòng bàn tay bé đó, tất cả đồng thanh đọc bài ca dao “chi - chi - chành - chành”: "Chi chi chành chành, cái đanh thổi lửa, con ngựa chết trương, ba vương ngủ đế bắt dế đi tìm, ù à ù... ập". Khi đọc đến “ập”, bé đó nắm chặt bàn tay lại, các bạn khác phải rút thật nhanh ngón tay của mình ra, nếu không sẽ bị bắt lại.


18-Bịt mắt bắt dê
Đây là trò khá phổ biến trên cả nước và thường được chơi trong trường học. Bạn bị bịt mắt sẽ đi tìm "dê" là những thành viên đang nắm tay tạo thành vòng tròn kín. Các bạn đang nắm tay nhau sẽ phối hợp để vòng tròn không bị rời mà "dê" không bắt trúng được ai. Bạn nào bị chạm vào người thì sẽ thay vị trí bạn bị bịt mắt và tiếp tục bắt những chú dê khác.

Share this:

Đăng nhận xét

 
Copyright © Công Ty TNHH Phát Triển Dự Án Song Nam. Designed by Trang Seo